Gió qua đồi Phương Bối

Hanoimoi| 25/04/2022 09:26

Gây ấn tượng sau 7 tác phẩm đã xuất bản từ năm 2011, gồm 3 tập thơ, 3 tập tản văn, truyện ngắn, truyện vừa, một tập sách chuyên khảo (tái bản 2 lần), nhà văn - luật sư Nguyễn Hoàng Trung Hiếu gần đây lại “thử nghiệm” ở lĩnh vực tiểu thuyết với tác phẩm “Gió qua đồi Phương Bối” (NXB Hội Nhà văn, 12-2021).

Gió qua đồi Phương Bối

Là một tiểu thuyết với truyện trong truyện, “Gió qua đồi Phương Bối” mang tính “melodrama”, hơi huyền hoặc, xuyên không hơn nửa thế kỷ, trong bối cảnh một Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1975, song hành hiện thực hôm nay.

Mở đầu là hiện thực còn nóng hổi, thành phố vừa được “bình thường mới”, hai chàng trai trẻ tự thưởng cho mình sau những ngày “giãn cách xã hội” đầy bức bối bằng chuyến du ngoạn ngẫu hứng... Câu chuyện tưởng như bâng quơ, từ một đêm ngủ “bụi” ở miền núi đồi thênh thang gió trên các ngọn thông, mênh mông sương ảo mờ che phủ dãy núi cao, bồng bềnh biển mây trên con đèo nối thành phố với cao nguyên, tác giả đã để họ dẫn dắt bạn đọc vào giấc mơ “Gió qua đồi Phương Bối”.

Nội dung tiểu thuyết đề cập đến khá nhiều vấn đề, từ nhân sinh quan, thế giới quan về xã hội, về văn hóa, tôn giáo đến những cung bậc sắc thái của tình yêu và sắc dục, đan xen trong nhiều chiều không gian, bối cảnh, hiện thực và quá khứ. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa khách - chủ ở khu đồi thông Phương Bối vi vút gió cao nguyên trong ngôi nhà gỗ cô độc, ẩn chứa những bí ẩn thời gian - bối cảnh của câu chuyện dần dần tạo những “cú twist” đưa bạn đọc đến nhiều khám phá thú vị. Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết là những lát cắt về một góc lịch sử đời sống xã hội Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh kéo dài suốt hơn nửa thế kỷ kể từ năm 1960. Có những chi tiết đã thành “bảo tàng quá khứ”.

Nguyễn Hoàng Trung Hiếu là một người khá tinh tế, có sự quan sát “thực địa” sâu sắc, nên ngay ở những dòng miêu tả đã tạo sự tò mò của bạn đọc: Từ ngôi nhà gỗ đơn sơ nhưng đủ đầy theo phong cách “tối giản” đến chủ nhân là một bà lão có “nét lai Tây” sống qua hai thế kỷ; từ khu vườn nhỏ theo phong cách Thiền “Karesansui” - Nhật đến thú chơi qua câu chuyện về chiếc đồng hồ đeo tay; từ “học” cách thưởng thức rượu vang thật lãng mạn, cảm nhận mùi hương nước hoa như mê dược gây hưng phấn hay cách sống chậm để hòa hợp với thiên nhiên trong hoàn cảnh tách biệt với những tiện nghi hoa lệ.

Ở phần giữa cuốn tiểu thuyết là giấc mơ xuyên không ngược quá khứ khá bí ẩn, là những trang viết khá táo bạo và nóng bỏng, nhưng thấm đẫm sự lãng mạn, ngọt ngào, nồng nàn, trong nghi lễ thánh thiện tình yêu và khát khao bản năng. Như cuốn phim điện ảnh đầy chất drama, mê hoặc, vừa lãng mạn pha chất hành động, vừa đầy đam mê pha tính phiêu du trong cuộc chinh phục trái tim nữ tu thánh thiện, thanh khiết của chàng nhiếp ảnh gia chiến trường điển trai, mạnh mẽ, cuồng si... Là hé lộ những góc khuất “lục dục” tiềm ẩn trong sâu thẳm tâm hồn thiếu phụ từng 18 năm bị gò ép trong khuôn phép nghiêm cẩn, là sự vị tha đến nghiệt ngã cho trái tim cũng chỉ vì tình yêu sâu đậm mà buông bỏ mọi đau đớn khi bị phản bội... Giấc mơ đó còn là gia đình và những đứa trẻ, sự viên mãn của mối tình ở khu đồi thông Phương Bối.

Điều thú vị sau cùng của “Gió qua đồi Phương Bối” là những thông điệp gìn giữ, bảo vệ, trân trọng thiên nhiên như người bạn, người thân mà tác giả ngầm gửi đến bạn đọc: “Lá phổi của hành tinh này đang bị hủy hoại rất nghiêm trọng. Xin giữ lấy địa cầu”. Ngoài ra, kết thúc câu chuyện giữa hai chàng trai trong “Gió qua đồi Phương Bối” vẫn còn bỏ ngỏ, như mơ hồ một mối quan hệ gần gũi thân mật, cho thấy giữa họ hình như không đơn thuần là bạn bình thường. Phải chăng nhà văn - luật sư Nguyễn Hoàng Trung Hiếu thầm hứa hẹn với bạn đọc, sẽ còn câu chuyện tiếp nối trong tác phẩm sau, có thể mang đề tài mà nhiều độc giả trẻ ngày nay đang quan tâm.

Nhà thơ Nguyễn Hoàng Trung Hiếu sinh năm 1979 tại Đồng Nai, là Luật sư thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh. Các tác phẩm đã xuất bản của anh như tập thơ “Góc nhớ”, “Dòng đời”, “Kẹo gừng mùa đông”, tập tản văn “Qua những miền đất lạ”, truyện dài “Những ngày luân lạc”… Ngoài ra còn có chuyên khảo “Nghệ thuật hành nghề Luật sư”.

(0) Bình luận
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế
    Hội nghị Lý luận, phê bình Văn học lần thứ V diễn ra ngày 27/11 tại Hà Nội, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình hàng đầu. Với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế”, hội nghị đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam...
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Gió qua đồi Phương Bối
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO