Con chó tây

Hanoimoi| 28/08/2022 18:43

Dễ đến hơn hai tháng nay tôi mới trở lại con đường này. Từ ngày cái quán bia hơi ở giữa phố sập tiệm, chẳng còn khách để đánh giày, tôi đành phải chuyển địa bàn làm ăn. Tôi tiếc cho một mối làm ăn đông khách bị mất và tiếc cho cả việc chẳng còn được nghe cụ Mẫn kể chuyện.

Con chó tây
Minh họa: Lê Trí Dũng.

Cụ Mẫn ngoài 70 tuổi, lương hưu chẳng đủ sống, con cái nghèo, vợ lại hay ốm đau nên hằng ngày cụ phải ra đường bơm vá xe đạp để kiếm thêm đồng rau, đồng cháo. Cụ Mẫn hiền lành là thế nhưng có cả một kho chuyện ở trong đầu. Vào những lúc vắng khách, tôi hay la cà đến chỗ cụ, gạ gẫm cụ kể chuyện.

Cụ Mẫn đã chuyển địa điểm bơm vá xe sang bên kia con đường. Thay vì ở chỗ gốc cây xà cừ râm mát, nhiều khách mọi khi là một chỗ trống trơn đầy nắng. Ô hay, lẽ nào cụ ngồi ở ngoài nắng thì có lộc hơn ở trong bóng mát? Tôi rảo bước về phía cụ:

- Cháu chào cụ! Cụ có khỏe không?

Cụ Mẫn ngước đôi mắt đã bắt đầu đùng đục lên nhìn tôi. Cụ không nhận ra tôi ngay bằng mắt mà nhận ra bằng tai, cái tiếng khàn khàn của tôi có lẽ đã quá quen thuộc với cụ.

- Thằng Còm đấy à? Tao tưởng mày về quê với bố mẹ rồi. Thế ra vẫn còn lang thang ở đây hả?

Cụ Mẫn hỏi tôi, giọng cụ có vẻ vui khi gặp lại tôi. Tôi kể qua loa công việc đánh giày của mình cho cụ nghe. Thấy tôi bảo cũng kiếm được đủ sống, cụ gật gật đầu. Tôi hỏi cụ tại sao lại chuyển ra ngồi chỗ nắng? Khuôn mặt cụ đang tươi tỉnh bỗng trầm ngâm. Cụ kể, sau khi quán bia hơi sập tiệm, chủ quán bán nhà, một gia đình giàu có chuyển đến. Ngày hai lần, vào sáng sớm và xẩm tối, người vợ lại dắt con chó tây cao to ra gốc cây mà cụ vẫn ngồi bơm, vá xe để nó "đi vệ sinh". Cụ phản ứng thì bà ta bảo cái cây này không phải do cụ trồng nên cụ không có quyền ngăn cấm con Tô nhà bà!

- Thế sao cụ không báo phường? Tôi uất ức hỏi cụ.

- Báo rồi cháu ạ! Nhưng người ta chỉ hứa mà không làm. Họ sợ vì nghe đâu chồng bà ta uy quyền lắm.

Ôi, thật khốn khổ cho cụ Mẫn, cụ thường dạy bọn trẻ đánh giày chúng tôi dù nghèo nhưng phải sống có ý thức, biết vì cái chung của mọi người, ấy là người có văn hóa. Thế nên mỗi khi đi tiểu cụ lại phải mất hai nghìn đồng cho cái nhà vệ sinh công cộng bên kia đường. Ngày bốn lần, mất tám nghìn, xót tiền, cụ hãm bớt cái việc giải quyết "nỗi buồn" của mình bằng cách chỉ lúc nào quá khát thì mới mở chai nước đun sôi để nguội mang theo tợp một hai ngụm nhỏ. Thế mà người đàn bà giàu sang, được học hành đến cấp đại học kia lại đe nẹt cụ.

Không thể thế được, cụ Mẫn ơi! Cuộc đời lang thang không nhà cửa, đói khổ và cả nhục nhã nữa đã mang lại cho cháu quá nhiều cay đắng và nước mắt. Cháu hiểu tình người, ứng xử giữa con người với con người còn quý hơn cả tiền bạc. Cháu sẽ làm tất cả để cụ lại được về ngồi bơm vá xe dưới gốc cây xà cừ, kiếm ngày vài chục ngàn bù phụ cho cuộc sống vốn khốn khó của gia đình. Tôi thầm hứa với lòng mình rồi chia tay cụ Mẫn, đến bên gốc cây xà cừ quan sát. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Đúng là chó nhà giàu, được ăn sung ở sướng thành ra đống phân đã to mà lại còn thối đến kinh người. Tôi oẹ oẹ mấy cái, rảo bước về nhà trọ.

Sáng sớm hôm sau, trời còn tinh sương tôi đã xách hộp đồ nghề ra đi. Đường sá thưa thớt người xe, thỉnh thoảng mới gặp vài người chạy bộ tập thể dục. Tôi ngồi đợi ở bên này đường, chỉ mong sao cho nhanh gặp được người đàn bà độc ác kia dẫn chó ra. Sốt cả ruột, tôi đứng lên đi đi lại lại. Một chị cắp cái thúng bánh mỳ vừa đi vừa rao: "Ai mỳ nóng đây?". Tôi mua một cái, cố tình ăn thật chậm vậy mà kết thúc bữa sáng vẫn chưa thấy người đàn bà kia đâu. Không có nhẽ con chó sáng nay chịu nhịn? Hay là bà ta ốm? Ốm thì phải có người khác dẫn chó đi thay chứ? Tôi lẩm bà lẩm bẩm như kẻ thần kinh.

Kia rồi! Từ xa, một phụ nữ trung niên béo trắng, ăn mặc sang trọng đang dắt con chó màu đen cao lớn tiến về phía gốc cây xà cừ. Tôi nhao sang nói với bà ta:

- Cô ơi! Xin cô đừng cho con chó đái ỉa ở đây nữa để cụ Mẫn ngồi bơm vá xe cho mát. Cụ ấy nghèo lắm cô ơi!

- Thằng ranh con tránh ra không tao cho chó cắn chết bây giờ!

Người đàn bà có vẻ bực tức. Tôi tiếp tục van xin. Bà ta xẵng giọng:

- Tao nói cho mày biết, tuy có hôi thối một tý nhưng tao đã góp phần làm cho cây xà cừ thêm tươi tốt. Không có ăn, mày cũng chết huống chi là cây!

- Thế sao cô không để cho cái cây trước cửa nhà cô "ăn" mà lại mất công ra mãi đây?

Tôi vặn lại, người đàn bà đuối lý, làu bàu chửi tôi là hạng lang thang bụi đời. Một tay cầm dây xích dắt con chó, một tay cầm chùm chìa khóa, bà ta bước lại chỗ cây xà cừ. Tôi chạy vượt lên, thách thức:

- Nếu cô cho chó tiếp tục đái ỉa ở đây, cháu sẽ phang cho nó mấy nhát.

- Á à! Mày giỏi nhỉ! Con chó này tao thuê cả tiến sĩ y khoa, bác sĩ thú y đến chăm sóc, chưa ai dám động đến một cái lông của nó, mày lại dám đánh nó hả? Tô! Cắn chết nó cho tao!

Sợi xích được tháo ra, con chó tuân theo mệnh lệnh của bà chủ lao vào người tôi. Tôi giơ cái hộp đánh giày giáng thẳng vào người con chó. Bị một cú giáng, con chó trở nên hung hãn tợn. Thật không may, tôi giẫm vào đống phân chó tuột, thế là ngã vào gốc xà cừ. Rõ là một con chó tinh khôn, không bỏ lỡ cơ hội, nó nhảy bổ vào người tôi. Thật hú hồn hú vía, chỉ một tích tắc nếu tôi không kịp giơ hai tay bóp cổ con chó đẩy ra thì khuôn mặt tôi đã bị hàm răng sắc nhọn của nó cắm phập vào. Con chó rất khỏe, lại ở phía trên có nhiều lực, còn tôi nằm ở dưới, tựa đầu vào gốc cây nên lực đẩy yếu hơn. Nếu cứ tiếp tục thế này, tôi khó mà chống đỡ nổi. Chẳng lẽ nhiều người đã thua con chó, tôi lại thua tiếp ư? Và cụ Mẫn lại phải tiếp tục ngồi ngoài nắng sao? Không! Tôi dồn tất cả lòng căm phẫn của mình vào đôi tay rồi đập đầu con chó vào gốc cây. Đốp, đốp, đốp! Bị ba cái đập liên tiếp vào gốc cây xà cừ, con chó đau quá vùng thoát khỏi tay tôi lao đi. Người đàn bà lạch bạch chạy theo:

- Tô, Tô đứng lại!

Tôi ngồi dậy, bên vai trái đập vào gốc xà cừ đau nhói, quần áo dính đầy phân chó. Tôi trút bỏ bộ quần áo mặc ngoài vứt vào một thùng rác, chỉ mặc độc một chiếc quần đùi xách hộp đồ đánh giày quay về nhà trọ. Mấy thằng bạn cùng nhà trọ đã đi đánh giày hết. Tôi tắm gội xong, lại tiếp tục xách hộp đồ ra đi. Cả ngày, ngay cả những lúc đang đánh giày, người đàn bà và trận quyết chiến với con chó cứ nhấp nhổm trong đầu tôi. Tôi mong cho trời mau tối để trở lại chỗ ban sáng xem người đàn bà có còn dắt chó ra nữa không?

Trái với dự đoán của tôi, vào lúc đường phố bắt đầu lên đèn, người đàn bà lại dắt con chó ra. Cụ Mẫn đã dọn đồ nghề ra về. Tôi đứng nép vào một gốc cây hồi hộp theo dõi. Khi người đàn bà dắt con chó đến bên gốc cây xà cừ, nó không dám nghếch chân lên tè nữa. Nó đã sợ trận đòn chí tử của tôi. Không một chút do dự, nó quay đầu ra về. Tôi cứ tưởng người đàn bà sẽ mắng chửi con chó nhưng tuyệt nhiên không. Lộc tiền lộc bạc chảy vào nhà từ khi nuôi con chó có lẽ là thứ quyền lực to lớn làm cho người đàn bà sang trọng kia cũng phải chiều theo ý nó, dẫn nó đi đến bãi rác ở cuối con đường.

Người đàn bà và con chó vừa đi khuất, tôi sung sướng gọi to: “Cụ Mẫn ơi!”...

(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Con chó tây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO